Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
TIẾN ĐỘ XỬ LÝ HỒ SƠ TTHC

 

Đề án Tuyên truyền phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên mạng xã hội tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020 – 2025
Ngày cập nhật 09/09/2019
Nguồn ảnh: Internet

Ngày 01/8/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 1852/QĐ-UBND Phê duyệt Đề cương Đề án Tuyên truyền phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên mạng xã hội tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020 - 2025.

Theo đó, việc tuyên truyền đến rộng rãi đến cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân, các bậc phụ huynh và đặc biệt là các em học sinh về phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường Internet và mạng xã hội là việc cần quan tâm hiện nay, nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, hành động, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ và các tầng lớp nhân dân địa phương, góp phần làm giảm tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phát động phong trào toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.

Trên cơ sở đó, việc xây dựng đề án tuyên truyền phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên mạng xã hội tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020 – 2025 là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Mục tiêu của Đề án  nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân về nhận thức và hành động trong công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh tham gia triển khai thực hiện công tác phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em; tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức pháp luật, kỹ năng sống, đào tạo nghề cho người chưa thành niên vi phạm pháp luật để phòng ngừa, tránh tái phạm; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, từng bước giảm dần, tiến tới làm giảm cơ bản loại tội phạm này trong khu vực nhà trường và tại cộng đồng khu dân cư ở địa bàn trọng điểm, góp phần làm giảm tội phạm hình sự nói chung, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Chủ động đề xuất, kiến nghị, góp ý sửa đổi, hoàn thiện cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho việc phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi xâm hại tình dục trẻ em; Thông qua môi trường mạng xã hội, tiếp cận, tăng tính tương tác giữa cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân để tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong công tác phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.

Đề án yêu cầu chú trọng trong công tác tuyên truyền, tận dụng ưu thế mạng xã hội trong việc chia sẻ để tuyên truyền, giáo dục pháp luật về chăm sóc, bảo vệ trẻ em; các biện pháp, cách thức phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em; Việc triển khai đề án được gắn với các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh về công tác phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em đến năm 2025; Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, kiểm soát thông tin tuyên truyền giữa các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức xã hội trong việc thực hiện đề án tuyên truyền này. Thường xuyên thay đổi nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện trong công tác tuyên truyền sao cho phù hợp với đặc điểm của từng giai đoạn, từng đối tượng, từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Đề án được triển khai ở các địa phương, cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang và nhân dân trên phạm vi toàn tỉnh; Tuyên truyền trên mạng xã hội thông qua các fanpage, các trang thông tin điện tử tổng hợp, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế, các cơ quan, thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.

Nội dung triển khai Đề án:

- Tuyên truyền tại các trường học về ứng xử trên mạng xã hội tại các buổi học chính trị đầu năm, tiết học giáo dục công dân, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt ngoài giờ, câu chuyện dưới cờ, “Tuần sinh hoạt công dân - Học sinh, sinh viên”, sinh hoạt chi đoàn, chi hội.

- Phát triển tài liệu thân thiện với trẻ, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho trẻ để tự bảo vệ mình trên môi trường mạng (Facebook, chat, Snapchat...) thông qua tập huấn sinh hoạt các câu lạc bộ trẻ, ngoại khoá, thực hành.

- Xây dựng fanpage trên mạng xã hội về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em. Nội dung đăng tải trên fanpage chú trọng về kỹ năng phòng chống.

- Củng cố đường dây hỗ trợ hoặc hệ thống/cơ chế báo cáo trực tuyến (hotline).

- Tổ chức tập huấn về các quy định của pháp luật liên quan đến trẻ em, nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên nguồn và các cán bộ công tác xã hội địa phương; truyền thông, tập huấn cho phụ huynh làm tốt công tác tuyên truyền qua môi trường mạng xã hội.

- Đăng tải các bài viết, phóng sự (theo phương án đặt hàng) về phòng, chống xâm hại tình dục trên báo chí và mạng xã hội.

Thời gian triển khai thực hiện Đề án từ Quý I năm 2020, sơ kết công tác triển khai tuyên truyền theo các năm, tổng kết thực hiện triển khai đề án vào Quý IV – 2025 và được phân thành các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn I (2020 - 2022): Tập trung kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án và triển khai hoạt động theo các mục đích và yêu cầu đã đề ra. Các sở, ngành, địa phương lập kế hoạch thực hiện các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp để tuyên truyền. Sơ kết rút kinh nghiệm để đề xuất sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý Đề án cho phù hợp, hiệu quả gắn với thực hiện các nội dung trọng tâm của đề án tuyên truyền.

- Giai đoạn II (2022 - 2025): Hoàn thiện các nội dung triển khai trọng tâm của đề án, đánh giá hiệu quả của việc triển khai, thực hiện Đề án và đề xuất các nhiệm vụ, nội dung tuyên truyền cho giai đoạn tiếp theo.

Tập tin đính kèm:
Phúc Khánh
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 91