Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
TIẾN ĐỘ XỬ LÝ HỒ SƠ TTHC

 

Kế hoạch nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn xã Phong Bình giai đoạn 2018 – 2020
Ngày cập nhật 22/01/2018

Ngày 12/01/2018 Ủy ban nhân dân xã Phong Bình ban hành Kế hoạch số 12/KH-UBND về việc nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn xã Phong Bình giai đoạn 2018 – 2020.

Theo đó, UBND xã yêu cầu các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể phối hợp triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. Mục đích, yêu cầu:

- Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 12-NQ/HU ngày 01/11/2017 của Huyện ủy Phong Điền tại Hội nghị lần thứ 11, Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XIII về Đề án “Nâng cao chất lượng làng, thôn, bản, tổ dân phố, cơ quan, gia đình văn hóa trên địa bàn huyện Phong Điền giai đoạn 2017 – 2020”. Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 05/01/2018 của UBND huyện Phong Điền về việc triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng làng, thôn, bản, tổ dân phố, cơ quan, gia đình văn hóa trên địa bàn huyện Phong Điền giai đoạn 2017 – 2020”.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng quy trình, thủ tục, bình xét, công nhận gia đình văn hóa, thôn văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các tiêu chí gia đình văn hóa, thôn văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa, thực hiện quy ước văn hóa; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và tổ chức thực hiện Phong trào, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của xã.

- Gắn kết và phát huy vai trò của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng nếp sống văn nông thôn và các phong trào khác tại địa phương.

- Tăng cường sự lãnh chỉ đạo và nêu cao vai trò trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội để đảm bảo thực hiện tốt nội dung kế hoạch đề ra để từng bước nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn xã. Đảm bảo công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

2. Nội dung thực hiện:

- Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa theo các tiêu chí qui định tại Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”; Hướng dẫn của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục xét công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng, Thôn, Tổ dân phố văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, “Xã đạt chuẩn văn hóa văn hóa nông thôn mới”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa theo các tiêu chí quy định tại Thông tư 08/2014/TT-BVHTTDL ngày 24/9/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ thục xét và công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; Hướng dẫn số 161/HD-SVHTT ngày 05 tháng 7 năm 2016 của Sở VHTTDL tỉnh TT Huế về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận danh hiệu “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hoá”; “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Thực hiện nội dung Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch, các nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

3. Các chỉ tiêu thực hiện:

- Phấn đấu có trên 80% thôn, cơ quan, đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hoá;

- Phấn đấu có trên 95% hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hoá;

- Duy trì 100% thôn tổ chức tốt Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc;

- 100% thôn có Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn;

- Phấn đấu có 60% thôn có sân thể thao như: Sân bóng đá, sân bóng chuyền, sân cầu lông...

- Phấn đấu có trên 20% số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên trên tổng số dân; có trên 10% gia đình đình thể thao trên tổng số hộ dân toàn xã.

4. Một số nhiệm vụ, giải pháp:

4.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, làm cho mọi người dân, từng gia đình, từng cộng đồng dân cư vị hiểu rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Từ đó, phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong việc tổ chức thực hiện nghiêm quy ước văn hóa đã xây dựng.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ đảng viên, công nhân, viên chức lao động và các tầng lớp nhân dân đến cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Phong trào xây dựng nông thôn mới”, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm nâng cao nhận thức hành động để mọi người dân tự giác thực hiện ngày càng hiệu quả hơn. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với các các phong trào khác tại địa phương qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong hệ thống các đoàn thể chính trị xã hội, xã hội - nghề nghiệp, hệ thống các thiết chế văn hóa cơ sở cũng như trong tất cả các ngành, đoàn thể các cấp.

4.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, phát huy tối đa vai trò của Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, của các đơn vị.

- Củng cố, kiện toàn và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, Ban chỉ đạo xây dựng cơ quan văn hóa, Ban vận động Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các thôn theo hướng: thiết thực, hiệu quả, sâu sát thực tiễn; xây dựng và thực hiện tốt mối quan hệ trách nhiệm và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo, Ban vận động.

- Các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã chủ động tăng cường các hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện Phong trào theo các nội dung được phân công nhằm bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, gắn với việc phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của cá nhân.

  4.3. Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung quy ước văn hóa và thực hiện nghiêm quy ước văn hóa đối với làng, thôn, cơ quan văn hóa.

  - Tổ chức rà soát, sửa đổi nội dung những quy ước văn hóa không còn phù hợp với tình hình thực tế. Việc bổ sung quy ước văn hóa phải bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp.

  - Thông qua việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các thôn tiến hành chỉ đạo rà soát để điều chỉnh, bổ sung quy ước xây dựng văn hóa của từng thôn cho phù hợp và đề ra lộ trình cụ thể để thực hiện theo quy ước, đảm bảo yêu cầu các nội dung như: Hoạt động sản xuất kinh doanh không làm ảnh hưởng đến gia đình người khác và ảnh hưởng đến môi trường; thực hiện tốt việc thu gom và xử lý rác thải, chất thải sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; thực hiện tốt quy định về tổ chức lễ tang, lễ cưới và các lễ hội,...

  - Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày 11/8/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định một số vấn đề trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020. Vận động cán bộ, công chức, viên chức và người dân thực hiện tang lễ không quá 03 ngày; hạn chế rải vàng mã trên đường đưa tang. Tổ chức lễ cưới, lễ tang, lễ hội và các sinh hoạt xã hội khác văn minh, lành mạnh, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm. Nghiêm cấm các hình thức sử dụng loa có công suất lớn (ô nhiễm tiếng ồn) như: karaoke di động, hát rong, nhạc sống, quảng cáo rao vặt,... trên địa bàn.

  - Triển khai thực hiện Quyết định số 84/2017/QĐ-UBND ngày 29/9/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định một số chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong quy ước văn hóa cần quy định hình thức biểu dương, khen thưởng cho những cặp vợ chồng không sinh con thứ ba trở lên. Khuyến khích các tổ chức, đoàn thể, họ tộc có hình thức khen thưởng đối với những gia đình tiêu biểu, gương mẫu chấp hành, thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

  4.4. Đa dạng hóa nội dung, phương thức triển khai thực hiện phong trào.

- Cung cấp và cập nhật đầy đủ các tài liệu, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nội dung về thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đến từng thôn, cơ quan, đơn vị và các hộ gia đình.

- Tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá tình hình triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Hội nghị tổng kết và triển khai công tác văn hóa, thể thao và du lịch, thông tin và truyền thông của địa phương. Thông qua đó để đề ra những biện pháp nhằm chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện văn hóa thiếu lành mạnh phát sinh trong đời sống xã hội.

4.5. Huy động nguồn lực để tổ chức hoạt động và đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa thể thao.

- Quy hoạch quỹ đất và huy động các nguồn kinh phí để xây dựng sân vận động xã; hỗ trợ một phần kinh phí ngân sách và huy động các nguồn lực xã hội hóa để xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao thôn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi và tập luyện thể dục thể thao của người dân.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở xã hội hóa về lĩnh vực văn hóa, thể thao và vui chơi giải trí trên địa bàn. Phát động rộng rãi các mô hình tổ chức, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp với điều kiện sinh hoạt và nhu cầu thực tế của người dân ở từng địa phương.

4.6. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền, vai trò của Mặt trận và các ban ngành, đoàn thể từ xã đến thôn.

Thường xuyên nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị- xã hội từ xã đến thôn trong thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tiếp tục lồng ghép việc triển khai thực hiện Phong trào gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn thực hiện Phong trào với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn,... Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và các thành viên trong quá trình thực hiện phong trào. Tổ chức lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa; tạo mọi điều kiện thuận lợi để phong trào ngày càng phát triển hiệu quả, đúng thực chất và bền vững.

5. Tổ chức thực hiện:

5.1. Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan tham mưu UBND xã tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành và các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phối hợp với các địa phương, đơn vị xây dựng phong trào “Người tốt, việc tốt” nhằm nhân rộng những điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào trên địa bàn xã.

- Hướng dẫn các thôn trên địa bàn bình xét, công nhận danh hiệu gia đình văn hóa một cách khách quan, chính xác; tổ chức biểu dương, khen thưởng những gia đình, tập thể thực hiện tốt phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa” vào ngày hội Đại đoàn kết toàn dân (18/11) hàng năm.

- Hướng dẫn các thôn, cơ quan trên địa bàn tiến hành lập hồ sơ, thủ tục để đề nghị Ban chỉ đạo huyện kiểm tra công nhận mới và phúc tra công nhận lại danh hiệu văn hóa theo từng giai đoạn.

- Tham mưu UBND xã tổ chức sơ, tổng kết để rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại địa phương.

5.2. Côg chức Văn hóa – xã hội:

- Tham mưu giúp UBND xã và BCĐ xã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; phối hợp với các cơ quan, ban, ngành và các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phối hợp với các địa phương, đơn vị xây dựng phong trào “Người tốt, việc tốt” nhằm nhân rộng những điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào trên địa bàn xã.

- Tham mưu UBND xã kiện toàn Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã.

- Giúp UBND xã và BCĐ xã chỉ đạo các thôn, các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện tốt các nội dung của Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với chương trình xây dựng Nông thôn mới, trong đó cần lưu ý bổ sung những chính sách về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình theo Quyết định số 84/2017/QĐ-UBND ngày 29/9/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định một số chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày 11/8/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định một số vấn đề trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể triển khai xây dựng mô hình điểm về “Thôn thực hiện tốt quy ước văn hóa gắn với xây dựng đời sống văn hóa Nông thôn mới”.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy ước xây dựng làng, thôn, văn hóa, trong đó chú trọng đến việc thực hiện các tiêu chí gia đình văn hóa, nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở.

- Tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai kế hoạch cho lãnh đạo xã và cấp trên.

5.3. Công chức Tài chính- kế toán:

- Giúp UBND xã tổng hợp kinh phí, tham mưu UBND xã bố trí nguồn lực để hỗ trợ đầu tư xây dựng và cải tạo Nhà sinh hoạt cộng đồng của các thôn trên địa bàn xã.

- Tham mưu bố trí ngân sách thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

5.4. Đài Truyền thanh xã:

Tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh; xây dựng các tin, bài phản ánh tình hình triển khai thực hiện phong trào ở địa phương, đơn vị; chỉ đạo, hướng dẫn Đài Truyền thanh các HTX tăng cường thời lượng phát thanh các tin bài về Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Chú trọng việc đưa tin, bài về gương “Người tốt, việc tốt” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm động viên, khuyến khích nhân dân tham gia tích cực và có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn.

5.5. Các thôn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã:

- Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung quy ước làng văn hóa, thôn văn hóa, quy ước xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa phù hợp với các văn bản có hiệu lực hiện nay. Nếu làng, thôn, cơ quan, đơn vị nào không tiến hành sửa đổi, bổ sung quy ước xây dựng cơ quan văn hóa sát với thực tiễn và  phù hợp với các văn bản có hiệu lực thì sẽ không tiến hành kiểm tra, phúc tra để công nhận đạt chuẩn văn hóa hàng năm.

- Các làng, thôn, cơ quan, đơn vị công nhận mới và đến thời hạn công nhận lại đạt chuẩn văn hóa tiến hành lập hồ sơ gửi Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã để kiểm tra và đề nghị công nhận và công nhận lại theo hướng dẫn.

- Kịp thời kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, Ban vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thôn để đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động.

- Tiếp tục phát huy có hiệu quả phong trào “Thôn không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, mô hình “Cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở. Đồng thời, lồng ghép Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với các phong trào của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội nhằm nâng cao chất lượng của Phong trào trong giai đoạn mới.

5.6. Đề nghị Ủy ban MTTQVN và các đoàn thể nhân dân.

- Phối hợp triển khai công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia tốt các quy định do quy ước xây dựng văn hóa của các địa phương, đơn vị đề ra.

- Tăng cường công tác giám sát các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa nói chung và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nói riêng để theo dõi nắm tình hình; đồng thời phản ánh những thông tin kịp thời, giúp chính quyền các cấp chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện Phong trào được tốt hơn./.

Phúc Khánh
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.005
Truy cập hiện tại 95